Kinh nghiệm lau dọn bàn thờ đúng cách

01/06/2021 , 08:13 Sáng
Rate this post

Việc lau dọn bàn thờ không hề đơn giản, bạn không thể tùy tiện lau theo ngẫu hứng được. Nhất là vào những ngày như ngày rằm, đầu tháng, lễ tết, giỗ chạp… Đặc biệt là vào ngày cưới hỏi, bàn thờ là nơi tôn nghiêm để thực hiện nghi lễ, vì vậy việc lau dọn bàn thờ phải cẩn thận, sao cho không phạm đến tâm linh. Dưới đây là những kinh nghiệm lau dọn bàn thờ theo quan niệm tâm linh mà vệ sinh công nghiệp Sach va xanh muốn gửi đến các bạn.

lau-don-ban-tho-1

Tại sao nên lau dọn bàn thờ?

Theo văn hóa tín ngưỡng của người Việt, bàn thời là nơi để thờ cúng ông bà tổ tiên, là không gian linh thiêng của mỗi gia đình. Chỉ cần nhìn vào cách bày trí, chăm sóc  nơi thờ tự, mọi người có thể đánh giá được tình cảm của con cháu gia đình đó đối với ông bà tổ tiên. Cho nên, việc lau dọn bàn thờ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bàn thờ gia tiên luôn sạch sẽ, ấm cúng, thơm hương là cách mà con cháu muốn bày tỏ lòng thành kính, nhớ công ơn của người còn sống với người đã mất cũng như thế giới tâm linh.

lau-don-ban-tho-2

Tại sao nên lau dọn bàn thờ

xem thêm : dịch vụ chuyển văn phòng , tạp vụ vệ sinh 

Chúng ta cần lau dọn bàn thờ khi nào?

Việc lau dọn bàn thờ không được quá tùy tiện mà cần chú ý đến thời gian để lau. Thông thường, mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp, mọi gia đình sẽ tiến hành lau dọn gian thờ sau khi đưa ông công ông táo về trời. Lúc này, bạn nên bỏ các đồ trên gian thờ xuống lau dọn kỹ càng để đón một năm mới. Ngoài ra,  việc lau dọn bàn thờ còn được thực hiện vào các ngày như rằm, ngày giỗ, đầu tháng, hoặc trước những ngày có sự kiện đặc biệt quan trọng trong gia đình. Công việc lau dọn này cũng nên được thực hiện thường xuyên hơn. Cứ khi nào bạn thấy bàn thờ chưa được trang nghiệm thanh tịnh thì cần tiến hành lau dọn.

Cần chuẩn bị những gì trước khi lau dọn bàn thờ?

Người đảm nhiệm lau dọn phải tắm rửa sạch sẽ

Để chuẩn bị cho việc lau dọn gian thờ ông bà, người lau dọn trực tiếp phải thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên bằng cách giữ cho thân thể sạch sẽ, thơm tho. Tuyệt đối không được đang làm dở việc nào đó, chân lấm tay bùn mà tiếp tục đi lau dọn bản thờ. Vì vậy, hãy để ai đó làm nhiệm vụ lau dọn đi tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài. Rồi sau đó mới tiến hành lau dọn bàn thờ, vốn được coi là công việc thiêng liêng.

Chuẩn bị dụng cụ, nước để lau dọn bàn thờ

Dụng cụ lau dọn bàn thờ rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị thau nước, chổi quét và khăn lau. Tuy nhiên đây phải là những đồ chuyên dùng hoặc đồ mới. Bạn không thể lấy thau dùng rửa bát, giặt quần áo để chứa nước lau bàn thờ. Cũng không thể dùng chổi lông gà hay khăn lau dùng để phủ bụi, lau bàn để mang đi lau bàn thờ. Bạn hãy sắm riêng một bộ dụng cụ cho việc này. Khi dùng xong hãy cất đi cho những lần dùng sau.

Các bước lau dọn bàn thờ đúng cách

lau-don-ban-tho-3

Chúng ta cần lau dọn bàn thờ khi nào?

Lau dọn từ trên cao xuống thấp

Để lau dọn những đồ vật trên cao, bạn cần lấy một chiếc ghế cao, nhẹ nhàng hạ đồ thờ cúng xuống mặt đất một cách ngay ngắn. Bạn hãy nhớ kỹ các vị trí đồ thờ cúng trước khi hạ, để sau khi lau dọn để lại đúng vị trí cũ.

Trước lau tượng Phật, sau lau bài vị

Nên chia nước lau dọn thành nhiều phần nhỏ ra. Nếu gia đình bạn có tượng phật và bài vị tổ tiên, hãy đổi thau nước khác để lau dọn, tránh việc bất kính. Bạn hãy dùng khăn vải mềm thấm nước ấm lau rồi mới đến nước thảo dược. Khi lau hết tượng Phật rồi mới đến bài vị, di ảnh, rồi chuyển sang thu dọn bát nhang.  Bạn cần lưu ý khi lau tượng phật không dùng bất kỳ loại nước nào có pha với rượu vì đó là bất kính

Tỉa chân nhang nhẹ nhàng

Đối với bát nhang, muốn lau dọn đúng cách phải làm từ từ, cẩn thận. Rút từng phần ra khỏi bát nhang gọi là tỉa chân nhang, cho tới khi chỉ còn khoảng 3,5,7,9 chân nhang thì dùng lại. Bạn tuyệt đối không được cầm cả túm lôi ra. Phần chân nhang sau khi lấy ra phải hóa thành tro dùng bón cây không đổ ra ao, hồ gây ô nhiễm.

Lau dọn bàn thờ sạch sẽ với nước thơm

Sau khi lau dọn tượng Phật, bài vị, di ảnh, bát nhang và các đồ thờ cúng,… hãy dùng chổi để quét bỏ bụi trên bàn thờ. Sau đó, lấy khăn lau bàn thờ sạch sẽ với nước ấm rồi tiếp tục lau lại với nước thơm được nấu sẵn.

Sắp đặt các đồ thờ về vị trí cũ

Sau khi hoàn tất công việc vệ sinh lau dọn, sang sửa bát nhang, cũng là lúc bắt đầu sắp đặt các đồ thờ cúng yên vị trên bàn thờ như cũ. Ban phải sắp theo thứ tự đồ trên cao sắp trước, dưới thấp sắp sau, sắp bên trong trước bên ngoài sau. Việc ghi nhớ vị trí đồ thờ rất quan trọng, giúp bạn để được đúng vị trí trước khi lau dọn. Sau khi đã hoàn tất, không được đụng tay làm xê dịch thêm.

Trên đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc về lau dọn bàn thờ. Hãy thực hiện đúng như thứ tự chúng tôi chỉ để đảm bảo về vấn đề tâm linh.

ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI LAU DỌN BÀN THỜ

Một số điều các bạn cần lưu ý khi lau don bàn thờ dưới đây để không phạm phải phạm kị

  • Điều cấm kị nhất là làm đổ vỡ đồ thờ
  • Không được dùng nước lạnh để rửa bài vị
  • Tỉa và đổ chân hướng sai cách
  • Sắp xếp thờ Phật, thần linh và gia tiên không đúng vị trí
  • Phải đọc bài khấn trước khi vệ sinh bàn thờ
  • Tránh việc di chuyển tùy tiện chân hương, vì sẽ vận mệnh và may mắn của gia đình sẽ bị ảnh hưởng
Ý kiến của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.