Nơi vi khuẩn hay ẩn nấp thường là những khu vực ẩm mốc và có nhiều bóng tối, cây cối che phủ. Chính vì thế, những khu vực này chúng ta thường bỏ qua và không vệ sinh thật kỹ càng. Thời gian kéo dài dễ tạo môi trường cho vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển gây ảnh hưởng không gian sống và chất lượng sức khỏe gia đình. Cùng công ty chúng tôi dọn sạch những ổ vi khuẩn này ngay tại nhà, bắt đầu từ việc tìm kiếm những địa điểm chúng hay ẩn nấp nhất.
Nội dung
Nhà bếp không chỉ ẩm thấp mà còn tồn tồn tại nhiều ngóc ngách, dễ tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là trong những miếng rửa chén hoặc giẻ lau tồn tại loại vi khuẩn Salmonella và E. Coli trú ngụ. Cho nên bạn phải hết sức cẩn thận trong việc vệ sinh khu vực này, tránh để trường hợp vật dụng lau chùi bị ẩm mốc dẫn đến sinh sôi vi khuẩn.
Ngoài ra những dụng cụ chuyên để thái thực phẩm sống, khu vực tiếp xúc thực phẩm chính và chưa rửa luôn vệ sinh khử trùng đúng cách.
Sạch và Xanh mách bạn một số bí quyết để dọn dẹp khu vực nhiều mùi đồ ăn và thức ăn sống bám như nhà bếp như sau:
Những vị trí tay cầm, tay nắm tủ và công tắc điện, máy lạnh là những vị trí lý tưởng để vi khuẩn ẩn nấp. Cho nên ngoài việc vệ sinh thường xuyên bằng khăn lau chuyên dụng, bạn nên xịt khuẩn những khu vực này tránh để vi khuẩn bám quá nhiều. Sau đó lưu ý giặt khăn với nước nóng và đem phơi khu vực nhiều nắng để loại bỏ những bụi bẩn tồn động.
Cũng như nhà bếp, phòng tắm cũng chứa rất nhiều vi khuẩn, vì môi trường ẩm thấp. Đường cống, các rảnh khe bồn tắm, vòi sen và bồn rửa mặt,… Những chỗ lý tưởng mà bạn không thể nhìn bằng mắt thường, hằng ngày có rất nhiều vi khuẩn đang lớn dần lên.
Vệ sinh nhà tắm và cả những dụng cụ để vật dụng, vòi xịt nhất là bồn cầu phải dùng chất tẩy rửa chuyên dụng. Những loại khăn tắm, bàn chải nên đổi mới theo định kỳ không nên dùng chúng quá 6 tháng vì lúc này bề mặt vải, bàn chải không còn đảm bảo vệ sinh.
Những vật phẩm trang điểm nho nhỏ đựng trong những túi đựng son phấn là chỗ lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là túi trang điểm của bạn, chứa rất nhiều những loại vi khuẩn gây hại mà bạn không nhìn thấy. Nếu những dụng cụ trang điểm không được vệ sinh thường xuyên, sử dụng sẽ dễ gây dị ứng mắt và da mặt.
Để làm sạch những dụng cụ này bạn cần lên lịch tẩy rửa thường xuyên với xà phòng và dung dịch tẩy chuyên cho cọ trang điểm và để chúng khô thoáng. Những loại mỹ phẩm không sử dụng quá 6 tháng. Tính từ thời điểm mở nắp có thể không còn khả năng sử dụng tốt. Vì thế hạn chế dùng lại để tránh gây hại da.
Những khu vực tồn đọng nhiều nước, môi trường không thông thoáng dễ mang nhiều mầm bệnh từ vi khuẩn gây hại. Mức độ phát triển của vi khuẩn rất nhanh, thậm chí nếu bạn không dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.
Những vi khuẩn này có thể tạo thành những mảng bám, đọng lại trên những góc nhà và sinh sôi bám lên tường nhà, rong rêu,.. Cách tốt nhất để phòng vi khuẩn, là bạn nên giặt xả và phơi quần áo nhanh chóng. Hạn chế tối đa khu vực nước động không được dọn vệ sinh quá lâu.
Những khu vực này tuy không ẩm thấp nhưng lại có nhiều người ra vào, là khu vực sinh hoạt, nghỉ ngơi gia đình nên dễ bám bụi bẩn. Đặc biệt những vật dụng ghế sofa, thảm chùi chân và màn rèm là những đồ dễ bám nhiều vi khuẩn, bụi bẩn nếu không vệ sinh thường xuyên.
Vì vậy, bạn đừng chủ quan là những nơi sạch sẽ như những khu vực này lại không có bụi bẩn là sai lầm đấy nhé! Vụn đồ ăn, giày dép bẩn và lông thú cưng dễ trở thành vật dẫn để bám bụi bẩn.
Mỗi tuần nên tổng vệ sinh một lần và dọn dẹp mỗi ngày để giữ vệ sinh tốt nhất. Những đồ vật cá nhân nên sắp xếp gọn gàng, không nên để quá bẩn mới tính chuyện dọn dẹp. Như vậy bạn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm bệnh về da và hô hấp.